Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến sai lầm nghiêm trọng khi con phát âm sai lệch nhưng không được phát hiện và chỉnh sửa lỗi sai. Vỏn vẹn 90 phút tiếng Anh trên lớp mỗi tuần trong lớp học hơn 30 học sinh không thể nào đủ để tất cả các con đều được nói, được giáo viên phát hiện ra lỗi sai và sửa sai được.
Hệ quả là, phát âm sai dần trở thành thói quen khó sửa theo con đến mãi sau này, khiến con trở nên tự ti, mang theo tâm lý "sợ sai, sợ người khác cười chê" mỗi lần phát biểu.
Sai lầm thứ hai, là điều mà hầu hết chúng ta đều nhìn ra: các con đang học tiếng Anh quá chú trọng vào ngữ pháp trong một môi trường đề cao việc thi cử. Không phải tự nhiên mà người ta nói “Nghe nói trước, đọc viết sau” – đó là quy tắc hàng đầu cho quá trình học một ngôn ngữ bất kì giống như một đứa trẻ học nói, trong đó tiếng Anh không phải là ngoại lệ. Thế nhưng chúng ta đang đi hoàn toàn ngược lại với trình tự đó!
Hệ quả là, rất nhiều em dù được 9,10 điểm tiếng Anh nhưng vẫn không thể tự tin phát âm, giao tiếp được. Đừng để con dẫm vào vết xe đổ của bố mẹ thời xưa khi học 10 năm tiếng Anh vẫn không thể giao tiếp nổi một câu. Cuối cùng ra trường không ứng dụng được tiếng Anh vào thực tế thì bao nhiêu năm đèn sách cũng như đổ xuống sông xuống bể.
Tiếng Anh là một loại ngôn ngữ ứng dụng, phải được gắn liền với cuộc sống, trong ngữ cảnh sử dụng phù hợp. Cách học khô khan xa rời thực tế hiện tại khiến con trở nên chán nản, không nắm được hoàn cảnh sử dụng phù hợp nên luôn rơi vào tình trạng lúng túng khi sử dụng đến tiếng Anh.
Lâu dần làm cho con không còn hứng thú, yêu thích với việc học hành. Nhưng bố mẹ thì đâu phải ai cũng hiểu, thúc ép quát nạt mỗi lần con điểm thấp khiến cho việc học thực sự trở thành một cuộc chiến không hơn không kém.
Ngày càng nhiều những "thần đồng tiếng Anh nhí" xuất hiện khiến phụ huynh chúng ta phải ngả mũ bái phục trước khả năng nói tiếng Anh như gió dù mới chỉ 5,6 tuổi của các con. Không có cơ hội được sinh ra và lớn lên ở những thành phố lớn, càng chẳng có điều kiện đi học thêm tại trường quốc tế như người ta - các con chính là những ví dụ điển hình cho việc THAY ĐỔI PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH chưa bao giờ là muộn.
Đầu tiên, hãy tạo ra môi trường để con được nói thật nhiều, sửa sai thật nhiều. Học giao tiếp tiếng Anh y hệt như cách chúng ta tập đi xe đạp: ngày 1 ngày 2 có thể ngã xước chân tay nhưng mỗi ngày luyện tập một ít chắc chắn sẽ biết sửa sai và trở nên thành thạo.
Nếu được chấm điểm phát âm và biết mình sai ở đâu để luyện tập hàng ngày thì chắc chắn con sẽ cải thiện vượt bậc khả năng nghe nói chỉ sau một thời gian ngắn.
Hãy giúp con gạt bỏ những áp lực về điểm số, về thi cử. Thay vì chăm chăm học ngữ pháp khô khan như hiện tại, hãy thay đổi phương pháp học đi kèm với bối cảnh thực tế để con được thay đổi tư duy, trở nên hứng thú hơn với mỗi bài học.
Một điều quan trọng mà các bậc phụ huynh cần ghi nhớ, học tiếng Anh không phải là một cuộc chiến, đó là một quá trình kiên trì rèn luyện với phương pháp đúng đắn, chắc chắn con sẽ thành công!