Tôi xin hỏi những bậc làm cha mẹ, trong đó có cả những người đã cho con đi học thêm học nếm tiếng Anh ngay từ khi vào lớp 1: "Đã bao giờ các vị được nghe con mình nói trọn vẹn 1 câu tiếng Anh chưa?"

Hầu hết câu trả lời mà tôi nhận được, là CHƯA TỪNG. Bởi vì trong suy nghĩ của 85% phụ huynh Việt hiện nay vẫn nghĩ rằng con tôi đi thi toàn được 9,10, con tôi được gọi vào đội tuyển học sinh giỏi, con tôi còn được đi thi cả Olympic tiếng Anh,... vậy là đã quá yên tâm rồi còn gì?

Thế nhưng, kì lạ là trong một buổi phỏng vấn học sinh đạt giải Olympic tiếng Anh của một trường tiểu học có một thử thách nho nhỏ: "Các em hãy tự giới thiệu về bản thân và ước mơ của mình bằng tiếng Anh" thì cả 10 em học sinh giỏi đều ngập ngùng, ấp úng thậm chí "bỏ cuộc" trước chính những câu mà các em vẫn đọc hiểu, vẫn viết và viết hàng ngày.

Đến chính những học sinh giỏi tiếng Anh còn như thế, vậy thì top học sinh trung bình yếu sẽ ra sao? 

Áp lực thi cử đè nặng

Các con đang học vì thi, chứ chưa chú trọng xây dựng kĩ năng. Trên lớp bạn nào điểm cao thì được cô giáo khen ngợi, bạn nào điểm thấp thì bị nhắc nhở là do chưa chú ý, chưa chăm học khiến bố mẹ phiền lòng. Cả quá trình học và kiểm tra đều là một "rừng kiến thức", khiến các con ngập ngụa trong đó mà bỏ bẵng đi cơ hội để tập phát âm, tập nói hàng tuần.

Môi trường học lệch về ngữ pháp, lý thuyết

Thứ hai, ai cũng nói muốn giao tiếp được thì phải có môi trường luyện tập. Nhưng ở tỉnh lẻ, ở quê thì môi trường ở đâu, luyện giao tiếp với ai thì không ai nói.

2 tiết tiếng Anh tổng chỉ có 90 phút mỗi tuần, các con nạp vào đầu một đống từ vựng và ngữ pháp. Chưa kịp nhớ thì sang lớp học thêm, cô lại tiếp tục bồi thêm cho chục từ mới nữa rồi yêu cầu "cố chép mỗi từ 5 10 lần để mà ghi nhớ sau này thi còn gặp!"

Nhớ được mặt chữ, nhưng chẳng nhớ được từ ấy nói như thế nào. Bởi phát âm tại nước mình chưa bao giờ được chú trọng để luyện tập và sửa đổi.

Học trong ép buộc và chán nản

Cuối cùng, có bao giờ chúng ta hỏi con rằng "Con có thật sự thích học tiếng Anh không?" Và tôi tin chắc rằng phần lớn những đứa trẻ đều đang học vì một lý do nào đó chứ không hề xuất phát từ niềm yêu thích, đam mê đối với môn ngoại ngữ này!

Với cách học truyền thống đọc chép khô khan và nhàm chán, không có bối cảnh để luyện tập thực hành như hiện nay thì các con học tập trong sự ép buộc và chán nản âu cũng là điều dễ hiểu!

Ngày càng nhiều những "thần đồng tiếng Anh nhí" xuất hiện khiến phụ huynh chúng ta phải ngả mũ bái phục trước khả năng nói tiếng Anh như gió dù mới chỉ 5,6 tuổi của các con.

Không có cơ hội được sinh ra và lớn lên ở những thành phố lớn, càng chẳng có điều kiện đi học thêm tại trường quốc tế như người ta - các con chính là những ví dụ điển hình cho việc THAY ĐỔI PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH ngay từ khi bắt đầu.

Giảm áp lực - tăng môi trường luyện nói hàng ngày

Quên những áp lực về điểm số đi! Bắt đầu từ việc khơi gợi hứng thú học tập cho con bằng một phương pháp học hoàn toàn mới. Thay vì cách đọc chép "ác mộng", hãy để cho con tự ghi nhớ từ vựng thông qua hình ảnh minh họa về chính từ vựng đó.

Đặc biệt, con phải được học phát âm chuẩn, được nói, được sửa sai và được luyện tập hàng ngày. Học tiếng Anh giống như đi xe đạp, ngày một ngày hai có thể ngã liên tục nhưng dần dần con sẽ quen và giao tiếp thành thạo nếu được luyện tập mỗi ngày! Bí kíp thành công của các con không phải con nói chuẩn thế nào mà con có cơ hội để dám nói và sửa sai hay không.

Phụ huynh có thể tìm hiểu chi tiết về phương pháp rèn giao tiếp đồng thời tăng hứng thú học tập cho con tại đây: 

TÌM HIỂU NGAY